Được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, cải tạo nền sàn ở các khu công nghiệp nhưng có không ít người, ngay cả đối với những thợ kỹ thuật tiếp xúc hàng ngày cũng chưa chắc hiểu rõ về sơn epoxy.
Vậy sơn Epoxy là gì? Sơn Epoxy có ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Phúc Châu tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết bên dưới này nhé.
Sơn Epoxy là gì?
Sơn epoxy bao gồm 2 thành phần A và B, thông thường được trộn theo tỉ lệ 4:1 (Tỷ lệ của nhà sản xuất đưa ra).
Thành phần A chủ yếu là epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia… mục đích là để epoxy có màu sắc và có thể sơn được.
Thành phần B là chất đóng rắn như đã đề cập ở trên, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra các liên kết thật sự bền vững trong mạng lưới các phân tử epoxy.
Sơn Epoxy chịu hóa chất cho bồn, bể tại nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2
Ứng dụng sơn Epoxy vào thực tế ?
Sơn epoxy có đặc tính khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn epoxy được sơn và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước và các dụng cụ thông thường. Sơn được sử dụng làm lớp phủ bảo vệ bê tông, gỗ, sắt thép, sàn nhà… để chống hóa chất, va chạm cơ học và thời tiết khắc nghiệt.
Thi công sơn Epoxy tự san phẳng cho phòng sạch tại nhà máy Mani Medical Thái Nguyên
Sơn epoxy hiện nay được sử dụng phổ biến, ứng dụng làm sàn trong các nhà máy sản xuất, gara oto, tầng hầm để xe, bệnh viện, showroom…nơi mà không có vật liệu nào có thể đáp ứng được những bộ yêu cầu kỹ thuật đặc biệt như sơn epoxy thể hiện như chịu mài mòn ma sát, chịu chùi rửa, không bám bụi, có thể kháng axit nhẹ, chống thấm nước và chịu áp lực rất tốt từ những vật nặng.
Mặt sàn sau khi được sơn phủ một lớp nền Epoxy sẽ có những đặc tính như:
- Chống bám bụi bẩn: Với đặc tính này, Sơn Epoxy ứng dụng nhiều vào việc sơn nền nhà máy sản xuất, tầng hầm gửi xe,… nơi mà có nhiều bụi sản sinh ra trong quá trình làm việc.
- Chống mài mòn và hao hụt: Việc di chuyển các sản phẩm trên bề mặt nền, ít nhiều cũng gây ra sự mài mòn, sử dụng sơn Epoxy giúp giảm thiểu tối đa việc hao hụt trên.
- Ma sát tốt, chống trơn trượt: Trong các nhà xưởng việc di chuyển trên một lớp nền có ma sát, chống trơn trượt là một việc mang lại hiệu quả công việc rất cao.
Thi công sơn Epoxy chống trượt cho sàn Turbine
- Tẩy rửa dễ dàng mà không bay màu: Bề mặt trơn bóng dễ dàng cho việc lau chùi mà không làm bay màu lớp sơn nền.
- Độ bám dính với các chất liệu khác: Sơn Epoxy có thể bám dính tốt với các vật liệu như: bê tông, gỗ, gạch đá, nhôm, gang, sắt, thép….trong một thời gian dài.
Ngoài ra, sơn Epoxy kháng hoá chất và còn là vật liệu chống nước rất tốt.
Sơn epoxy có những loại nào?
Trên thị trường hiện nay, thông dụng nhất là 3 loại sơn epoxy:
- Sơn epoxy không dung môi
- Sơn epoxy dung môi dầu
- Sơn epoxy dung môi nước.
Mỗi dòng sơn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực tế riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, hóa học từ tốt đến rất tốt.
***Quy trình thi công sơn Epoxy***
Yêu cầu với nền bê tông nhà xưởng:
- Bề mặt nền phải có sự dãn nở bê tông
- Tiến hành chống thấm ngược trước khi tiến hành thi công sơn nền. Cách chống thấm ngược: lót 2 lớp nilong, trải vải địa kĩ thuật hoặc trải màng bitum.
- Lấy cốt sàn thật chuẩn, nền bê tông phải nhẵn và bằng phẳng. Bề mặt sàn bê tông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thi công sơn nền.
Cách thức thi công:
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn: Dùng máy mài sàn công nghiệp gắn đĩa mài kim cương xử lý toàn bộ bề mặt sàn.
Bước 2: Vệ sinh sạch bề mặt sàn bằng máy hút bụi và thi công lớp sơn lót Epoxy, giúp tăng cứng bề mặt sàn và tạo liên kết trung gian giữ sàn bê tông và lớp sơn Epoxy.
Bước 3: Thi công sơn Epoxy lớp thứ nhất. Trộn hai thành phần A và B lại với nhau bằng máy khuấy, tùy phương pháp thi công mà có thể lăn ruller hoặc phun đều lên bề mặt sàn.
Bước 4: Thi công sơn Epoxy lớp thứ hai. Sau khi lớp sơn thứ nhất khô, kiểm tra lại bề mặt sàn, xử lý các khuyết điểm trên bề mặt sàn và tiếp tục sơn lớp thứ hai. Đây là lớp sơn hoàn thiện nên cần tỉ mỉ và cẩn thận để đạt thẩm mỹ cao nhất.
Bước 5: Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công trình.
Trước khi sơn, hai thành phần phải được phối trộn đúng tỉ lệ. Quá trình đóng rắn là phản ứng hóa học giữa phần sơn và tác nhân đóng rắn, vì vậy quá trình sơn và quá trình đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Một điều quan trọng đối với quá trình áp dụng sơn là lần thi công sơn ngay sau khi pha trộn vì sau một thời gian ngắn nhất định sơn sẽ bị đóng rắn không thể thi công được).
Phúc Châu Epoxy là nhà thầu sơn nền Epoxy chuyên nghiệp, uy tín, rất nhiều công trình trên toàn miền Bắc đã được đội ngũ của chúng tôi thi công, tiêu biểu như:
- Thi công sơn nền nhà máy nhựa Rạng Đông- Tiên Sơn- Bắc Ninh
- Thi công sơn nền KCN Quang Minh – Hà Nội
- Thi công sơn nền KCN Nam Tài – Hải Dương
- Thi công sơn Epoxy chống hóa chất cho bồn, bể tại nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhiệt điện Vân Phong 1,…
- Thi công sơn Epoxy chống trượt cho sàn turbine tại nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhiệt điện Vân Phong 1,…
- Thi công sơn Epoxy tự san phẳng cho phòng sạch tại nhà máy Mani Medical Thái Nguyên, Nhiệt điện Vân Phong 1,…