Hiện nay, hầu hết đa phần các công trình lớn hay vừa và nhỏ như chung cư, bệnh viện trường học…đều thiết kế xây dựng xây dựng tầng hầm hoặc tầng nổi để tận dụng diện tích để làm các khu vực đỗ xe, chứa hàng… nó có tác dụng cực kì to lớn đến chất lượng lưu thông và hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, tầng hầm là nơi có thiết kế cao và dốc, do vậy sẽ rất dễ xảy ra tình trạng trơn trượt và những sự cố không mong muốn. Các sự cố đó thường sẽ xảy ra khi tình trạng bề mặt bê tông bị ẩm ướt vào những ngày trời mưa lớn. Vì vậy, những khu vực như vậy thì vấn đề an toàn lại càng đáng quan tâm, và cần phải có những biện pháp phòng ngừa tai nạn bất kể sàn ướt, trơn hay khô dưới tác động của môi trường thời tiết và môi trường làm việc.
Để khắc phục tình trạng này, các nhà thầu xây dựng đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều biện pháp chống trượt dốc. Trong đó, biện pháp thi công sơn ram dốc được chủ đầu tư, doanh nghiệp đánh giá cao về mức độ hiệu quả và thẩm mĩ. Đặc biệt hai bên lề ram dốc cần thi công sơn kẻ vạch, phản quang tạo tầm nhìn, giúp mọi người có thể có tầm nhìn và định hướng trong bóng tối.
1. Ram dốc là gì ?
Ram dốc là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Được dịch sang từ một từ trong tiếng anh đó là “RAMP”.
Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ lối lên xuống tầng hầm trong các công trình, dự án xây nhà cao tầng, trung tâm thương mại,…
Chính vì vậy, ram dốc luôn được tính toán và thiết kế vô cùng kĩ lưỡng nhằm tận dụng không gian tối ưu cho người sử dụng.
2. Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm
Với độ dốc của tầng hầm, các kỹ sư và giám sát phải giám sát vô cùng chặt chẽ trong cả lúc thiết kế lẫn thi công để có thể đảm bảo được tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo chất lượng cho công trình.
Tiêu chuẩn độ dốc hầm
Công thức cơ bản để tính đường dốc tầng hầm cụ thể là:
Ram dốc tầng hầm = chiều cao (từ bề mặt bên ngoài đến bề mặt hầm) / chiều dài đường hầm thiết kế.
Theo công thức này, nếu hầm càng ở vị trí thấp và lối vào càng ngắn thì độ dốc sẽ càng cao và ngược lại, nếu hầm càng ở vị trí cao so với bên ngoài và lối dẫn vào hầm càng dài thì độ dốc sẽ càng thấp.
Theo dữ liệu công bố của Neufert, ram dốc tầng hầm được quy định trong khoảng 8,5% – 14%. Trên thực tế hiện nay, mỗi quốc gia thường có những tiêu chuẩn về độ dốc khác nhau, chẳng hạn như: Trung Quốc (9% – 12%), Hàn Quốc (14% – 17%), Nga (13% – 18%) và với Việt nam là khoảng 15% – 20%.
Tiêu chuẩn về độ rộng của dốc tầng hầm
Theo quy định ở Việt Nam, chiều rộng đường dốc tầng hầm phải có chiều rộng tối thiểu là 3 mét và cửa ra phải cách trục đường chính ít nhất 3 mét để đảm bảo an toàn giao thông. Chiều rộng đường dốc tầng hầm ảnh hưởng rất lớn đến sự thuận tiện lưu thông mỗi khi ra vào hầm. Với tầng hầm của gia đình thì độ rộng này sẽ nhỏ hơn so với các công trình lớn như chung cư hay trung tâm thương mại bởi số lượng phương tiện ra vào thường xuyên rất nhiều.
Bên cạnh đó, với các công trình lớn thì cần có hệ thống vạch kẻ và rãnh xe để phân rõ hai lối ra, vào hoặc tạo đường dốc tầng hầm ra vào khác nhau để góp phần dễ dàng lưu thông và đảm bảo an toàn cho người lái phương tiện.
Tiêu chuẩn chiều cao đường dốc hầm
Chiều cao của đường hầm theo quy định của ở Việt Nam phải đạt tối thiểu là 2,2 mét. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng xe được đậu trong tầng hầm mà có thể lớn hơn, nhất là với các loại xe ô tô, xe cỡ lớn khác.
Bên cạnh đó, bên ngoài cửa đường hầm cũng cần đặt các bảng, dải phân cách hoặc tín hiệu nhằm thông báo về chiều cao thiết kế của tầng hầm để các phương tiện phù hợp có thể ra vào, tránh xảy ra các tình trạng bị kẹt xe, xe quá khổ,…
3. Quy trình thi công sơn ram dốc
Để công trình hoàn thành đạt chất cao và tốt nhất thì quy trình thi công sơn epoxy chống trơn trượt ram dốc đòi hỏi phải chuẩn từng bước. Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Phúc Châu luôn sẵn lòng khảo sát trực tiếp, tư vấn và đưa ra các biện pháp thi công thích hợp, tối ưu chi phí và giá cả mà vẫn đem lại chất lượng thi công cao nhất cho khách hàng.
a, Chuẩn bị bề mặt
- Làm sạch bề mặt bê tông: Đối với bê tông thấm dầu và có nhiều tạp chất thì cần sử dụng hóa chất để làm sạch. Việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại giúp cho màng sơn và phát huy được tối đa công năng thực tế của sơn.
- Mài tạo nhám: toàn bộ bề mặt ram dốc yêu cầu phải được tạo nhám bằng máy mài sàn. Việc tạo nhám sẽ giúp lớp lót epoxy liên kết bám dính tốt với bề mặt ram dốc và lớp sơn phủ. Ở nhưng góc cạnh hẹp, việc sử dụng máy mài lớn không thực hiện được thì cần sử dụng máy cầm tay để mài.
- Xử lý khuyết tật: Vệ sinh, hút bụi sau khi mài sàn và xử lý khuyết tật tại những vị trí khiếm huyết bằng vữa trám trét 2 thành phần, sau đó xả nhám những chỗ vừa xử lý.
- Tạo rãnh: Cắt rãnh xương cá trên bề mặt ram dốc và vệ sinh bề măt sạch sẽ trước khi tiến hành thi công sơn lớp lót.
b, Thi công lớp sơn lót
- Sau khi bề mặt ram dốc được làm sạch, tiến hành sơn một lớp sơn lót epoxy nhằm tạo độ liên kết cho lớp phủ.
- Sử dụng rulo lăn đều sơn, đối với những chỗ góc cạnh, đường rãnh nên sử dụng cọ quét để việc thi công thuận lợi và hiệu quả hơn.
c, Thi công sơn epoxy chống trượt sơn ram dốc
- Lăn sơn phủ epoxy đồng thời trải đều cát lên bề mặt. cát dày sẽ liên kết chặt chẽ với sàn khi lớp sơn lót phản ứng đóng rắn tạo ra ma sát và tính chống trơn trượt trên bề mặt tiếp xúc.
- Thi công một đến hai lớp phủ gia tang độ dày màng sơn (tùy yêu cầu chủ đầu tư). Thời gian mỗi lớp sơn cách nhau 6 – 8h (tuỳ thuộc loại sơn)
- Xả nhám, mài lại bề mặt sàn khi lớp sơn lót khô hoàn toàn.
d, Thi công sơn phủ bề mặt ram dốc
- Pha trộn đều vật liệu trước khi sơn theo tỷ lệ nhà sản xuất quy định, tránh trường hơp sơn bị lắng đọng không đều màu.
- Lăn lớp phủ thứ nhất, lớp phủ thứ hai trên bề mặt ram dốc. Để sơn tự bảo dưỡng trong 24h
e, Thi công sơn kẻ vạch hai bên lề ram dốc
Thi công sơn kẻ vạch màu vàng
+ Pha sơn với dung môi theo tỷ lệ hướng dẫn
+Tiến hành sơn phủ màu lớp thứ nhất. Đợi khô và tiếp tục ăn lớp phủ màu thứ hai
Thi công sơn kẻ vạch màu đen
+ Dán keo định vị vị trí cần sơn kẻ sọc màu đen
+ Pha sơn với dung môi theo tỷ lệ hướng dẫn
+ Tiến hành sơn lớp màu đen thứ nhất. Đợi khô tiến hành sơn màu đen lớp thứ hai. Đợi sơn khô ráo trên bề mặt thì gỡ bỏ keo giấy. Sau đó tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình chống trượt ram dốc.
4. Ưu điểm phương pháp sơn ram dốc tầng hầm
- Tính thẩm mĩ
- Đa dạng về màu sắc, có thể lựa chọn màu sơn theo tùy ý
- Tạo ra sự thu hút, khác biệt bới khách hàng, đối tác
- Áp dụng tốt cho cả ram dốc trong nhà và ngoài trời
- Tính bền
- Chống mài mòn hiệu quả, chịu lực chịu hóa chất tốt
- Có khả năng chịu tải trọng lớn
- Tuổi thọ sử dụng rất cao, từ 10 năm đến 15 năm
- Tính an toàn
- Khi sử dụng sơn epoxy kết hợp rải cát, hình thành sơn tạo nhám chống trượt ram dốc, tăng độ bám cực tốt khi bạn dừng xe giữa dốc, kể cả khi bất chợt tắt xe ở giữa dốc.
- Bề mặt ram dốc khi thi công được cắt các đường ron, đường rãnh dạng xương cá làm tăng độ ma sát và tạo lối thoát nước.
- Kết hợp với sơn epoxy phản quang, kẻ vạch giúp quan sát rõ hơn trong điều kiện thiếu nguồn ảnh sáng tự nhiên.