Để tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho các công trình, bạn đang có nhu cầu tự sơn Epoxy nhưng chưa biết thi công như thế nào cho đúng cách. Hôm nay Phúc Châu sẽ hướng dẫn chi tiết từ khâu chuẩn bị đến thi công và nghiệm thu dành cho bạn. Mời bạn tham khảo.
1. Các bước chuẩn bị trước khi tự sơn Epoxy
Việc thi công sơn epoxy đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình, chất lượng sẽ mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài, giúp sơn epoxy phát huy được tối đa công dụng và hiệu quả khi sử dụng. Cùng bắt đầu quy trình tự sơn Epoxy với khâu chuẩn bị:
1.1. Đánh giá hiện trạng bề mặt bê tông cần thi công
Để quá trình thi công tự sơn Epoxy diễn ra dễ dàng và đảm bảo chất lượng, trước khi bắt đầu bạn phải kiểm tra tình trạng bề mặt sàn bê tông. Việc kiểm tra về mặt sàn cần lưu ý yếu tố độ ẩm. Bởi nếu độ ẩm sàn bê tông lớn sẽ dễ gây tình trạng bong tróc lớp sơn epoxy.
Ngoài ra, Mác bê tông (cường độ nén) cũng cần đạt ít nhất 25N/mm², việc này sẽ giúp tăng khả năng bám dính của sơn. Từ đó, độ bền của sơn được nâng cao và ít sơn lót hơn do sàn ít bụi bẩn.
1.2. Chuẩn bị vật tư, trang bị cần thiết để thi công
Vật tư, trang bị cần thiết để thi công
- Máy mài sàn bê tông: Để xử lý những vị trí không bằng phẳng trên bề mặt sàn bê tông. Máy mài tạo nhám có khá nhiều loại, tùy vào quy mô và mục đích sử dụng bạn sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp.
- Máy hút bụi: Sau khi mài bê tông, bạn sẽ hút hết bụi bẩn trên sàn bằng máy hút bụi chuyên dụng.
- Bay răng cưa: Đây là dụng cụ để thi công sơn tự phẳng. Bay răng cưa yêu cầu có tính dẻo để đảm bảo sơn đúng độ dày.
- Ru lô gai: Ru lô gai được dùng để phá bọt khí.
- Ru lô lăn chuyên dụng: Với Ru lô lăn bạn nên chọn loại tốt nhất để tăng hiệu quả khi tự sơn epoxy, tránh hiện tượng rulo rụng lông.
Song song với đó, bạn cần trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho người thi công. Nhiệt độ phòng khi thi công nên ở mức 10 – 40°C. Độ ẩm không khí tối đa 80% và điểm sương từ 3-5°C.
1.3 Lượng sơn epoxy cần chuẩn bị
Để tính toán chính xác lượng sơn Epoxy cần mua trước tiên bạn cần xác định rõ định mức tiêu thụ của sơn Epoxy thường được tính như sau:
- Đối với sơn lót: 1kg sơn thường sẽ thi công được khoảng 8-10 m² => xấp xỉ 0,1 – 0,125 kg/m²
- Đối với sơn phủ Epoxy hệ lăn: do thông thường sơn phủ Epoxy được thi công 2 lớp nên định mức tiêu thụ sẽ là xấp xỉ 0,2 – 0,25 kg/m²
Công thức tính lượng sơn Epoxy cần mua = định mức sơn tiêu thụ * diện tích thi công
Ví dụ: Bạn muốn thi công sơn Epoxy cho diện tích 100 m² với định mức sơn 1 lớp là 0,1kg/m² thì lượng sơn cần mua sẽ là:
Sơn lót = 100 * 0,1 = 10 (kg).
Sơn phủ = 100 * 0,1 * 2(lớp) = 20 (kg).
2. Hướng dẫn từng bước trong quy trình tự sơn Epoxy chuẩn
Bước 1: Xử lý bề mặt, mài nền tạo nhám, hút bụi.
Trước khi bắt đầu tự sơn Epoxy, việc đầu tiên cần làm là mài sàn để xử lý tạo nhám và chân bám cho sàn. Việc mài sàn bê tông vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến độ bám của sơn Epoxy cũng như chất lượng thi công.
Bước 2: Vệ sinh sàn và xử lý các vấn đề còn lại
Sau khi tạo nhám, chắc chắn sàn sẽ có rất nhiều bụi, lúc này bạn cần sử dụng máy hút bụi công nghiệp và các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn bê tông. Đây sẽ là công đoạn đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của sàn.
Bước 3: Bắt đầu thi công lớp sơn lót.
Để mặt sàn có sự liên kết tốt với sơn phủ Epoxy, bạn cần tiến hành sơn lót epoxy. Đây là lớp sơn xâm nhập bề mặt sàn nhà.
Bước 4: Xử lý khuyết điểm trên sàn.
Khi thi công, sàn nhà chắc chắn sẽ có những lỗi nhỏ, không thực sự bằng phẳng. Lúc này, bạn cần sử dụng vật liệu Epoxy vá chuyên dụng để xử lý các lỗi và vết nứt sàn.
Bước 5: Tiến hành thi công lớp sơn phủ Epoxy thứ nhất
Sử dụng rulo lăn đã chuẩn bị trước lăn đều tay toàn bộ sàn cần thi công. Sau khi sơn lớp thứ nhất bạn cần chờ cho khô, sau 2 – 3H mới thì sơn lớp tiếp theo.
Lưu ý: Trộn sơn theo đúng tỉ lệ theo các bước sau:
Đầu tiên bạn mở nắp cả 2 thùng sơn Epoxy (part A) và (part B), khuấy part A đều tay bằng máy khuấy sơn. Sau đó đổ part B từ từ vào part A theo đúng tỷ lệ. Trộn đều cả 2 thành phần với nhau (nên pha thêm dung môi theo tỉ lệ của nhà sản xuất hướng dẫn).
Bước 6: Tiến hành thi công lớp sơn phủ Epoxy
Đây là bước sơn hoàn thiện cuối, lớp sơn này là lớp quyết định đến tính thẩm mỹ và chất lượng hoàn thiện công trình nên cần được thi công một cách cẩn thận, tỉ mỉ và nên chọn những người thợ lâu năm có tay nghề cao.
Sau khi sơn phủ hoàn thiện, có thể đi lại sau 24 – 48 tiếng, sau 72 tiếng xe cộ có thể đi lại được. Tùy theo yêu cầu mà bạn có thể sơn thêm 2 hay 3 lớp nữa để đạt độ dày theo yêu cầu.
Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao
Thường thì sau 24 – 48 tiếng thi công, người và các vật có trọng lượng nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn. Đây là thời điểm bạn có thể bàn giao công trình.
Lưu ý:
Để việc thi công sẽ có nhiều bụi và gây ra những tiếng ồn cho khu vực xung quanh. Vì vậy, để việc thi công không bị gián đoạn, bạn cần che chắn khu vực làm việc bằng bạt nhựa
3. Một số lưu ý sau khi tự sơn epoxy
Chú ý xử lý bề mặt sơn cẩn thận
Sơn Epoxy cần được thi công trên bề mặt sạch, không bụi bẩn. Vì vậy, những chất bẩn trên bề mặt bắt buộc cần phải loại bỏ bằng hóa chất và sử dụng biện pháp cơ học. Bề mặt sàn khi thi công không phẳng, bị tổn thương cần được sửa chữa bằng vật liệu chuyên dụng để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng công trình.
Khuấy kỹ và đều sơn epoxy trước khi pha các thành phần sơn với nhau
Khuấy đều sơn là công đoạn quan trọng ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả sơn. Vì vậy hãy pha theo đúng thứ tự các bước như phần hướng dẫn và áp dụng tỷ lệ pha được khuyến cáo bởi nhà sản xuất.
Chú ý về thời gian khô của sơn epoxy
Thời gian trung bình để sơn khô hoàn toàn là 7 ngày.
Thời gian tối thiểu để thi công lớp sơn thứ 2 sau lớp sơn Epoxy thứ nhất nên là 2 đến 3 tiếng.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết quy trình tự sơn Epoxy và một số lưu ý khi thực hiện. Phúc Châu hy vọng sau bài viết bạn đã nắm rõ quy trình và dễ dàng thực thi. Cảm ơn bản đã theo dõi bài viết!