Sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện
Hiển thị kết quả duy nhất
Sơn Epoxy chống tĩnh điện có khả năng giúp loại bỏ sự nhiễm điện trên bề mặt sàn, hay những nơi làm việc tiếp xúc với sự nhiễm tĩnh điện và phóng điện do trong quá trình hoạt động, ma sát tạo ra. Giảm tối đa các tình huống cháy nổ, hỏa hoạn khi gặp nhiệt hoặc tia lửa.
Sơn Epoxy chống tĩnh điện được dùng là hệ sơn tự san phẳng làm lớp sơn phủ chuyên dùng cho các ngành công nghiệp điện tử, tạo bề mặt nhẵn và liền khối, chống tĩnh điện đồng thời cường độ cơ học cao, kháng hóa chất hiệu quả, giúp môi trường sạch sẽ và dễ dàng vệ sinh bảo quản.
Sau khi sơn lót sẽ được trải lớp dây đồng lá mỏng, đan ô khoảng 2m2, sau đó dùng sơn Epoxy chống tĩnh điện tự san phẳng.
Hệ này đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng và thẩm mỹ. Sử dụng lớp sơn Epoxy chống tĩnh điện tự san phẳng giúp màng sơn dày, bóng, chịu được tải trọng cao.
Ưu điểm của sơn Epoxy chống tĩnh điện:
• Chống tĩnh điện bề mặt giảm thiểu rủi ro phóng điện, cháy nổ(chống tĩnh điện đạt 10^4 đến 10^6 Ω)
• Chống thấm nước, chịu hóa chất, chịu mài mòn tốt
• Khả năng chịu lực lên đến 16 tấn
• Khả năng chịu ma sát bề mặt sàn tốt, hạn chế sản sinh tĩnh điện
• Giúp ổn định bề mặt sàn, hạn chế tác động từ nhiệt độ, độ ẩm
• Tăng tính thẩm mỹ mặt sàn và dễ dàng vệ sinh
• Tăng tuổi thọ bề mặt sàn đến 15 năm.
1. Nguyên lý hoạt động của sơn Epoxy chống tĩnh điện?
Sơn Epoxy chống tĩnh điện kiểm soát hiện tượng tĩnh điện hoạt động dựa theo 2 nguyên lý:
Phân tán điện tích: Các điện tích trên bề mặt sàn sẽ được lớp than hoạt tính dẫn điện đưa về hệ thống dây dẫn đồng đi vào nối đất và phân tán (trung hòa) điện tích.
Triệt tiêu điện tích: Tạo ra một lớp sơn epoxy mang điện ở cao trên bề mặt sàn giúp ngăn ngừa hiện tượng tĩnh điện do ma sát và các chuyển động trong quá trình sản xuất.
– Các khu xí nghiệp, nhà máy sản xuất vũ khí, thuốc nổ.
– Nhà máy sản xuất và bảo dưỡng máy bay.
– Khu trung tâm kiểm định, đo lường.
– Nhà máy sản xuất các linh kiện điện tử, chíp, bo mạch.
– Khu vực sản xuất, gia công có sử dụng các mặt hàng dễ gây cháy nổ.
– Nhà máy sợi tổng hợp.
– Sơn phòng thí nghiệm, phòng mổ, phòng vô trùng của bệnh viện
3. Quy trình thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện
Bước 1: Tiến hành mài mặt sàn tạo nhám và chân bám cho bê tông.
(Nền bê tông có Mac trên 200, đã được đổ sau ít nhất 28 ngày)
Bước 2: Vệ sinh bề mặt bằng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất, vết dầu mỡ, hóa chất bằng dung môi.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót epoxy giúp tăng cứng bề mặt đồng thời nâng cao khả năng bám dính giữa sàn bê tông và lớp sơn lót.
Bước 4: Kiểm tra và xử lý các khuyết điểm xuất hiện trên mặt sàn (nếu có) sau đó tiến hành bả vá.
Bước 5: Thi công hệ thống dây dẫn đồng nối trực tiếp xuống đất.
Bước 6: Thực hiện thi công lớp sơn Epoxy chống tĩnh điện lần 1.
Bước 7: Khi sơn khô tiến hành kiểm tra, chà ráp và vệ sinh loại bỏ sạn và bụi bẩn.
Bước 8: Thực hiện thi công lớp sơn Epoxy chống tĩnh điện lần 2.
Bước 9: Kiểm tra, phân tích, đo đạc các chỉ số điện trở.
Bước 10: Tiến hành nghiệm thu và bàn giao bề mặt.